Trang chủ Quốc tếChuyện đó đây Tên lửa hạt nhân Nga bí mật áp sát Kiev giữa tin về cuộc gặp Putin-Trump, phòng tuyến Donbass đang sụp đổ

Tên lửa hạt nhân Nga bí mật áp sát Kiev giữa tin về cuộc gặp Putin-Trump, phòng tuyến Donbass đang sụp đổ

bởi Admin
0 Lượt xem

Tên lửa hạt nhân Nga bí mật áp sát Kiev

Hãng thông tấn TASS đưa tin, chiến dịch triển khai vũ khí hạt nhân của Nga trên lãnh thổ Belarus đã được thực hiện hoàn toàn bí mật. Phát biểu trên kênh truyền hình Belarus-1, Trung tướng Viktor Khrenin – Bộ trưởng Quốc phòng Belarus ngày 23/1 cho biết, chiến dịch triển khai lần này là “độc nhất vô nhị về tốc độ và tính bí mật”.

“Một quyết định đã được đưa ra giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko rằng, chúng tôi phải đưa những vũ khí này trở lại.

Nhiệm vụ đã được giao cho Bộ Quốc phòng Nga và Belarus, và chúng tôi nhanh chóng quyết định phương thức thực hiện quá trình này. Tôi sẽ không tiết lộ các chi tiết, nhưng tôi có thể tuyên bố: Một chiến dịch độc nhất vô nhị về tốc độ và tính bí mật đã được thực hiện” – Ông Khrenin nói.

Tên lửa hạt nhân Nga đã được triển khai tại Belarus cực kỳ “tốc độ và bí mật”. Ảnh: WSJ

Tổng thống Putin lần đầu đưa ra tuyên bố về ý định triển khai tên lửa hạt nhân chiến thuật tại Belarus vào tháng 3/2023 để đáp trả động thái tương xứng mà Mỹ đã tiến hành từ lâu trên lãnh thổ các đồng minh của Washington. Tuy nhiên, toàn bộ quá trình triển khai được giữ bí mật.

Belarus cũng đã tiến hành sửa đổi học thuyết quân sự để lần đầu tiên cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân. Động thái này đặt ra mối đe dọa lớn với Ukraine khi điểm gần nhất tại biên giới Belarus chỉ cách thủ đô Kiev khoảng 225km.

Đáng lưu ý, thông tin mới nhất về việc tên lửa hạt nhân chiến thuật Nga tới Belarus được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 23/1 tuyên bố, ông muốn gặp Tổng thống Nga Putin sớm nhất có thể để giải quyết xung đột ở Ukraine.

“Chúng tôi đang trong quá trình thu xếp cuộc gặp đó” – Ông Trump nói.

Một ngày sau (24/1), Tổng thống Putin cũng bày tỏ quan điểm rằng, ông và ông Trump nên gặp nhau để bàn về cuộc xung đột ở Ukraine và vấn đề giá năng lượng.

Tuy nhiên, Tổng thống Nga lưu ý rằng, ở thời điểm hiện tại “không thể tiến hành một cuộc đàm phán nghiêm túc” với Ukraine, trừ phi phương Tây gây sức ép, buộc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hủy bỏ sắc lệnh cấm đàm phán với nhà lãnh đạo Nga.

Ông Putin tin rằng “đã đạt mục tiêu ở Ukraine”

Theo hãng tin Reuters (Anh) ngày 23/1, trong năm 2024, Nga đã đạt được những thành tựu lớn nhất về lãnh thổ kể từ khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022. Hiện tại, Nga đang kiểm soát 1/5 lãnh thổ Ukraine.

Một nguồn tin nắm rõ lập trường của Điện Kremlin cho biết, ông Putin tin rằng “các mục tiêu chính của cuộc chiến đã đạt được”, trong đó có việc kiểm soát vùng đất nối liền Nga với Crimea, và làm suy yếu quân đội Ukraine.

Tình hình ở Ukraine gần đây đã khiến Bộ trưởng Quốc phòng các nước NATO rất lo ngại. Trong khi đó, sự chán nản đang lan rộng trong giới chuyên gia quân sự Ukraine, và các đại biểu Quốc hội nước này (Verkhovna Rada) sau những thất bại quá rõ ràng ở tiền tuyến: Phòng tuyến Donbass đang sụp đổ.

Ông Putin tin rằng, “các mục tiêu chính của cuộc chiến ở Ukraine đã đạt được”. Ảnh: CNN

Cựu cố vấn Bộ Quốc phòng Ukraine Yuriy Butusov ngày 20/1 cho biết, Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine Oleksandr Syrskyi đã không còn kiểm soát được tình hình ở Pokrovsk – chiến trường “nóng” nhất hiện nay ở miền đông.

“Tại Pokrovsk và Velyka Novosyolka, giới lãnh đạo đã mất kiểm soát. Trụ sở của Tổng tư lệnh cho thấy sự bất lực trong việc tác động đến diễn biến sự kiện. Chúng ta đang để mất Pokrovsk một cách vụng về và vô trách nhiệm” – Ông Butusov nói, đồng thời lưu ý thêm rằng, bộ binh Ukraine ở những khu vực này đang kiệt sức trong nỗ lực trì hoãn bước tiến của quân đội Nga.

“Thêm 4 km nữa và đối phương (Nga) sẽ cắt đứt tuyến đường cao tốc chính Dnepropetrovsk-Pokrovsk của chúng ta.

Quân đội Ukraine không sử dụng hỏa lực hết mức, không có sự tương tác giữa máy bay không người lái và tác chiến điện tử, thiếu công tác kỹ thuật, tổn thất đáng kể về bộ binh của chúng ta, không có thời gian để chuẩn bị và củng cố” – Ông Butusov nhấn mạnh.

Trong khi đó, Bộ Tổng tham mưu Ukraine đang gửi các chuyên gia tác chiến điện tử đến tiền tuyến với tư cách là bộ binh. Nghị sĩ Quốc hội Ukraine Maryana Bezuglaya cho biết thêm rằng, các nhân viên kỹ thuật cũng đang được điều ra tiền tuyến với vai trò tương tự.

Theo chuyên gia quân sự Ukraine Anatoly Khrapchinsky, ban lãnh đạo quân đội Ukraine có ý định chuyển 6.500 nhân sự từ lực lượng không quân sang bộ binh do thiếu hụt nhân sự, nhưng lại không có chiến lược chung để tăng cường quân đội. Tất cả các quyết định do ban lãnh đạo đưa ra đều mang tính tình huống, nhằm “bịt lỗ hổng ở mặt trận”.

Phòng tuyến Donbass đang sụp đổ, ông Zelensky sẵn sàng đàm phán. Ảnh: Aljazeera

Đại tá Ukraine Sergey Grabsky cho hay, cuộc tấn công của quân Nga nhằm vào tuyến đường cao tốc Pavlograd-Pokrovsk đã khiến Ukraine không thể sử dụng toàn bộ tuyến đường này nữa, gây khó khăn lớn cho quá trình tiếp tế.

Nếu đột phá qua đường cao tốc này và giành được chỗ đứng, quân đội Nga sẽ đe dọa cả 3 khu vực Pokrovsk với Mirnograd và Konstantinovka.

Những thất bại trên chiến trường được dự đoán sẽ mang lại bất lợi lớn cho Kiev trên bàn đàm phán với Nga.

Tổng thống Mỹ Trump ngày 23/1 cho biết, Tổng thống Ukraine Zelensky “đã sẵn sàng đàm phán một thỏa thuận” để chấm dứt chiến tranh.

“Có, ông ấy (Zelensky) đã sẵn sàng đàm phán một thỏa thuận. Ông ấy muốn dừng việc này lại. đã mất rất nhiều binh lính, và Nga cũng vậy” – Ông Trump trả lời phóng viên khi nhận được câu hỏi về việc ông Zelensky đã sẵn sàng đàm phán hay chưa.

Cùng ngày, theo hãng tin NBC News, trong cuộc phỏng vấn được phát sóng tối 23/1, ông Trump bày tỏ quan điểm cho rằng, Ukraine “đáng ra không nên chống trả khi Nga phát động chiến dịch quân sự”.

“Ông Zelensky đã chiến đấu chống lại một thực thể lớn hơn nhiều, mạnh hơn nhiều” – Ông Trump nói với người dẫn chương trình Sean Hannity của Fox News. “Ông ấy không nên làm như vậy, vì chúng ta có thể đạt được một thỏa thuận”.

Nhà lãnh đạo Mỹ tiếp tục so sánh số lượng xe tăng mà mỗi bên tham chiến có, và nhấn mạnh rằng Nga có nhiều xe tăng hơn.

“Không nên chiến đấu với những thứ đó” – Ông Trump nói.

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan